Tính khí trẻ em
Tính khí là gì?
Tính khí của trẻ bao gồm nhiều nét tính cách bẩm sinh khác nhau tạo nên cách tiếp cận thế giới riêng của từng em bé.
Tính khí là cơ sở sinh học tạo ra sự khác biệt cá nhân trong các hành vi và cách ứng xử
Bắt đầu từ khoảng 4 tháng tuổi, tính khí của trẻ đã bắt đầu được định hình. Những nét tính khí này thường là sẽ không đổi trong suốt cuộc đời.
Có bao nhiêu nét tính khí?
Có 9 nét tính khí tồn tại trong mỗi em bé ngay từ lúc sinh ra:
1.Tính năng động
2.Tính điều độ
3.Độ nhạy cảm
4.Cường độ cảm xúc
5.Sự thăm dò
6.Độ thích nghi
7.Tính kiên trì
8.Tâm trạng
9.Độ tập trung
Mỗi nét tính khí như trên được chia theo các mức độ chính: thấp – vừa – cao để mô tả chính xác tính cách của trẻ.
Mỗi em bé tuỳ vào các đặc điểm sinh học của mình mà có những nét tính khí đặc thù và nổi bật hơn cả.
1. Tính năng động
Tính năng động ở trẻ được phân biệt theo các mức độ mạnh yếu về năng lượng ở trẻ. Sự năng động thể hiện ở các vận động cơ thể trong lúc ngủ, lúc chơi, khi làm việc, ăn uống hay các hoạt động thường ngày khác.
Trẻ có năng lượng yếu:
Thường thích ngồi một chỗ và ngủ ngoan
Thích ngồi chơi với đồ chơi
Vận động tay và chân thường nhẹ nhàng, càng lớn thì càng có xu hướng vận động tay nhiều hơn Thích các hoạt động nghệ thuật, chơi xếp hình
Trẻ có năng lượng mạnh:
- Khi thức thì chạy quanh phòng
- Thích chơi ở những không gian rộng
- Luôn ngọ nguậy khi nghe kể chuyện
2. Tính điều độ
- Tính điều độ của trẻ cho biết trước về tính tái diễn của những phản ứng của trẻ đối với sự kiện hàng ngày. Nhịp điệu cơ thể của bé thể hiện trong các hoạt động ngủ, ăn, bài tiết. Đối với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, tính điều độ được thể hiện thông qua tính tổ chức, kiên định và nguyên tắc.
- Trẻ em có tính điều độ cao
- Đồng hồ sinh học hoạt động ổn định
- Dễ dàng thực hiện các hoạt động thường ngày theo thời gian biểu có sẵn
- Trẻ có tính điều độ thấp:
- Khó xác định được nhịp điệu của đồng hồ sinh học
- Mọi hoạt động của trẻ đều diễn ra tuỳ hứng
- Khi càng lớn trong độ tuổi mẫu giáo, bé càng có xu hướng trở nên cáu kỉnh vì những nhu cầu “đột ngột” của mình
3. Độ nhạy cảm
- Độ nhạy cảm của trẻ cho biết các ngưỡng cảm giác và khối lượng kích thích cần thiết để bé có thể phản ứng lại. Sự nhạy cảm thể hiện ở năm giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác)
- Bé hầu như đều thấy thoải mái trong mọi điều kiện
- Khi đến tuổi mẫu giáo lớn, bé có thể không nhận ra được những cảm xúc biểu lộ trên gương mặt hay trong giọng nói của người khác.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hay các điều kiện môi trường không thoải mái và quen thuộc
- Bé rất tinh tế với mọi thứ như sự tiếp xúc trên cơ thể, mùi, các bề mặt khác nhau,...
- Bé dễ bị ngợp khi có quá nhiều thông tin đồng thời tác động vào não
- Bé dễ dàng đọc những cảm xúc của người khác
4. Cường độ cảm xúc
- Nét tính khí này nói lên sự mạnh mẽ khi bé phản ứng với một điều gì đó. Cách bé phản ứng với sự thất vọng, lời khen ngợi, thất bại, ngạc nhiên và bực tức thể hiện mức độ mạnh của cảm xúc trong con người bé.
- Có thể nhẹ nhàng biểu đạt cảm xúc
- Có thể đứng yên và nói với bạn là bạn đang làm bé tổn thương
- Ít khi có cảm xúc mạnh, và nếu có thì cũng rất nhanh nguôi và trở thành trạng thái bình tĩnh
Trẻ dễ xúc động:
- Khi bị xúc động, bé có thể dùng mọi hành vi để phản ứng lại
- Các trạng thái cảm xúc đi theo hai phân cực
- Cơn giận dữ thường kéo dài
- Có phản ứng mạnh với lại lời khen ngợi, lời chê bai
5. Sự thăm dò
- Chỉ những phản ứng đặc trưng của bé khi gặp người lạ hay những hoàn cảnh lạ.
- Trẻ có khả năng tiếp cận cao:
- Thử đồ ăn mới, chơi đồ chơi mới mà không chần chừ
- Bị mọi thứ mới mẻ hấp dẫn
- Dễ hoà đồng trong hoàn cảnh mới
Trẻ thận trọng, e dè:
- Nhăn mũi khi ngửi thấy mùi lạ
- Khóc, quay đi khi có người lạ đến gần
- Nhìn các bạn chơi đồ chơi mới rồi mãi mới dám tự thử
- Mất thời gian để hoà nhập với môi trường mới, hoàn cảnh mới và những người lạ.
6. Độ thích nghi
- Nét tính khí này liên quan đến việc bé thích nghi với sự thay đổi và chuyển tiếp như thế nào, ví dụ như việc thay đổi hoạt động trong lớp học
Trẻ dễ thích nghi:
- Chuyển hoạt động thường ngày một cách dễ dàng: ví dụ như đang đi một mình và được ẵm lên, hoặc đang ngủ mà thức dậy không quấy, đang chơi mà phải tắm...
- Dễ dàng ổn định trong môi trường mới, và chấp nhận các giới hạn.
- Dễ hoà nhập và chơi với các bạn
- Có thể tỏ ra khó chịu với tương tác bằng mắt
- Người bé cứng lại khi bị nhấc lên hay bị chuyển chỗ
- Cáu kỉnh khi thay đổi hoạt động và thường khó dỗ ngủ
- Khó hoà nhập với môi trường mới
- Khó chịu khi kế hoạch thay đổi hoặc khi bị cắt ngang giữa chừng
- Không hoà nhập với các bạn, và thường bắt các bạn làm theo ý mình
7. Kiên trì/nản chí
- Nét tính khí này nói lên độ dài của thời gian mà bé có thể tiếp tục các hoạt động của mình dưới tác động của nhiều trở ngại
Trẻ kiên trì:
- Bé thích đứng và tập đi dù có bị ngã
- Thích thử các trò chơi mới và tập các kĩ năng mới
- Nhanh chóng thuần thục các kĩ năng
Trẻ dễ nản chí:
- “cả thèm chóng chán” đối với các hoạt động, đồ chơi mới khi gặp quá nhiều trở ngại
- Dễ bỏ cuộc vì không làm được theo ý mình
- Các giới hạn kỉ luật thường làm cho trẻ cáu giận thêm
8. Tâm trạng
- Tâm trạng là khuynh hướng phản ứng với thế giới chủ yếu là theo các cách tích cực và tiêu cực
- Tâm trạng bị ảnh hưởng rất nhiều từ các nét tính khí khác như độ thích nghi, sự kiên trì/nản chí, ... Tâm trạng là nét tính khí mô tả môi trường hoà hợp với bé như thế nào.
- Trẻ có tâm trạng như “trời nắng đẹp”:
- Luôn thấy hài lòng với các hoạt động thường ngày và khi thay đổi các hoạt động
- Đùa nghịch với người mới quen
- Chịu đựng và chấp nhận những mệt mỏi, thất vọng, đau và kỷ luật và tự đổi sang những hoạt động khác vui hơn
- Trẻ có tâm trạng như “ngày u ám”
- Cáu kỉnh khi thay đổi hoạt động thường ngày
- Phản đối bạn chơi cùng và mọi thứ mà bé không chờ đợi
- Khi lớn hơn bé nhận ra và phàn nàn về mọi thất vọng và không hoàn hảo của thế giới
9. Độ tập trung
- Độ tập trung mô tả mức độ chú ý của bé khi bé không thực sự thích thú một hoạt động nào đó
- Độ tập trung không đồng nghĩa với tính kiên trì. Một em bé có thể dễ dàng mất tập trung nhưng sau đó có thể quay lại và thực hiện hoạt động của mình cho đến khi hoàn thiện.
- Sự mất tập trung có thể được coi là tích cực khi dễ dàng lái một em bé khỏi những hành vi không mong muốn khi hành vi ngày gây trở ngại cho bé trong quá trình học
Vì sao cần tìm hiểu và nắm rõ tính khí của trẻ?
- Tính khí gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự chú ý, tương tác xã hội và khả năng thích nghi của trẻ.
- Nhận ra các nét tính khí đặc biệt trong bản thân bạn, bạn bè, đồng nghiệp và trong con trẻ là một công cụ để hiểu các hành vi và đáp ứng nhu cầu của từng người. Đối với giáo viên mẫu giáo và phụ huynh, việc hiểu biết về tính khí giúp bạn có thể tôn trọng những nét khác biệt cá nhân của trẻ thơ để có thể làm việc với chúng chứ không phải là thay đổi chúng. Đồng thời, nó cũng giúp cho bạn có thể đứng ở phương diện của trẻ thơ để tham gia và tìm hiểu những phản ứng của trẻ.
- Hãy tìm hiểu tính khí của bạn bằng cách điền vào biểu đồ tính khí dưới đây:
Biên soạn: Th.S Ngô Thanh Giang-
Giám đốc CTCP Phát Triển Tài Nguyên Giáo Dục BEES
Tin tức liên quan :