Cà chua cho bé
Quả cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A (tiền tố là beta-carotene), vitamin B, vitamin C, vitamin K, chất sơ, sắt, kali… Chứa lượng chất chống oxy hóa dồi dào, một trong số đó là lycopene đã được chứng minh cực kỳ có ích cho cơ thể người. Tất cả các chất dinh dưỡng này rất tốt và rất cần cho trẻ.
Bé nào cũng ăn được cà chua?
Thông thường, các mẹ hãy đợi khi nào bé tròn 10 tháng mới cho bé nếm thử vị cà chua. Nếu dị ứng với cà chua, bé sẽ bị hăm tã sau bữa ăn có cà chua, hoặc nổi mẩn đỏ quanh miệng.
Điều đó là tính axit của cà chua gây nên. Tính axit này còn có thể gây ra tình trạng chàm bội nhiễm và trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Nếu như bé đang mắc các chứng bệnh trên và các bệnh về đường hô hấp, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn cho bé ăn cà chua.
Mẹ không nên cho bé ăn cà chua sống vì cà chua sống dễ làm bé dị ứng hơn cà chua đã nấu chín hoặc qua chế biến.
Mẹ có thể cho bé ăn sốt cà chua kèm với món mỳ Ý hấp dẫn ngay từ khi bé được 8 tháng tuổi. Mẹ cũng không nên sử dụng nhiều sốt cà chua cho món ăn của bé. Nếu muốn cho bé ăn cà chua đóng hộp, mẹ hãy tìm loại cà chua hộp cả vỏ để có được giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Thực phẩm hợp với cà chua
Cơ thể bé dễ hấp thu hơn nếu ăn cà chua được chế biến cùng với thực phẩm có chất béo tự nhiên. Mẹ hãy kết hợp cà chua với những loại quả có chất béo (quả bơ, dầu ô liu) hay các loại cá vị béo ngậy (cá thu, cá hồi)
Cà chua giúp cơ thể bé tăng cường hấp thu sắt từ các thực phẩm khác nhờ Vitamin C. Mẹ hãy nấu cà chua nấu với các loại thịt đỏ (nguồn thực phẩm giàu sắt) trong nồi làm bằng hợp kim sắt để tăng cường tối đa hàm lượng sắt trong thức ăn.
Mẹ không nên nấu cà chua trong nồi nhôm. Tính axit của cà chua sẽ làm cho nhôm thôi vào thức ăn không hề có lợi cho sức khỏe của bé một chút nào.
Chọn cà chua cho bé
Có nhiều loại cà chua khác nhau trên thị trường, từ cà chua bi đến loại cà chua to cho món bò bít tết, do đó thật khó có thể biết loại nào tốt nhất cho bé!
Nếu bé thích vị ngọt, mẹ hãy chọn loại cà chua đỏ nhiều bột, loại quả dài và loại khác nhỏ hơn, quả tròn giống quả mận.
Tốt nhất là chọn quả cà chua màu đỏ, vỏ nhẵn, quả mềm đều và không bị sứt sẹo.
Nếu như không mua được cà chua chín, mẹ hãy tự làm cà chua chín tại nhà bằng cách đặt cà chua xanh vào một túi giấy màu nâu. Sau đó, cho một miếng/lát hoa quả (chuối, táo…) vào cùng cà chua. Chú ý không làm chín cà chua bằng ánh nắng mặt trời.
Dù là cà chua chín hay xanh nên bảo quản ở ngoài, không nên cho vào tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ làm ngừng quá trình chín của cà chua và làm giảm đáng kể hương vị và độ bột.
Cà chua chín thì có thể để được vài ngày cho bé ăn dần.
Mách nhỏ:
Cà chua có thể cho bé ăn cả vỏ bởi vì phần vỏ chứa rất nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu mẹ muốn bóc vỏ cho bé, mẹ hãy thử một trong các cách sau:
1. Cho cà chua vào một nồi nước nhỏ, luộc cà chua. Hạ nhỏ lửa, đun trong 15-30 giây. Vớt cà chua ra nhúng vào nước lạnh, sau đó dùng dao chọc vào phần thân cà chua. Vỏ cà chua sẽ tách ra (Chú ý: Không luộc cà chua quá 30 giây, cà chua sẽ chín mềm càng khó bóc vỏ!).
2. Xiên quả cà chua vào đầu dĩa, hơ trên lửa bếp ga, xoay đều cho đến khi cà chua chuyển sang màu hồng. Tắt bếp, để cà chua nguội rồi bóc vỏ.
Tin tức liên quan :